Thai nghén là một quá trình sinh lý của người phụ nữ, và là một giai đoạn tương đối dài (trên 9 tháng) để chuẩn bị cho phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ.
Điều không mong muốn là quá trình thai nghén có thể phát sinh nhiều nguy cơ cho cả sản phụ và thai nhi. Vì vậy khám thai định kỳ và quản lý thai nghén cẩn thận sẽ giúp phát hiện, điều trị, dự phòng những nguy cơ đó. Vậy thật sự khám, quản lý thai nghén cần thực hiện những gì, thời điểm nào và nên ở đâu? Sau đây là một số thông tin cơ bản về các thời kỳ của thai nghén và các xét nghiệm cần thực hiện, xin cung cấp để Quý khách hàng hiểu đúng về khám, quản lý thai nghén:
1. Quý đầu của thai kỳ (Tính từ khi chậm kinh đến hết 13 tuần tuổi thai)
Trước tiên, khi mới chậm kinh bạn cần xác định có thực sự có thai hay không? Thai nằm ở trong tử cung hay bên ngoài tử cung? Có mấy thai?
Để trả lời các câu hỏi trên bạn cần đi khám và thực hiện Siêu âm chẩn đoán. Nếu Siêu âm không phát hiện túi thai trong tử cung thì thực hiện xét nghiệm định lượng Bê ta HCG. Và nếu thai đã về buồng tử cung thì Quý I cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau:
A. Xét nghiệm sàng lọc bệnh lý của mẹ
1 Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi Đếm tế bào hồng cầu giúp bạn kiểm tra tình trạng thiếu máu và nguyên nhân thiếu máu, phát hiện sớm một số bệnh lý khác về máu
2 Định nhóm máu ABO và Rh Cần thực hiện để dự phòng cho một số tình huống cần truyền máu trong và sau thai kỳ như băng huyết sau sinh. Yếu tố Rhesus âm cũng cần được phát hiện để có biện pháp dự phòng cho thai kỳ sau. Không cần làm nếu bạn đã biết nhóm máu của mình.
3 Tổng phân tích nước tiểu Phân tích một số thành phần có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, glucose, protein … để xác định một số tình trạng bệnh có liên quan
4 Viêm gan B, HIV, Giang mai Phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm mắc phải (Thông tin về kết quả XN được giữ bí mật)
B. Sàng lọc dị tật và bệnh lý thai nhi
1 Combined Test (Double test và đo độ mờ da gáy)
Thời điểm thực hiện: thai được 11 tuần – 13 tuần 6 ngày Phát hiện nguy cơ cao hay thấp với các dị tật nhiễm sắc thể 21 (Bệnh Down), 18 (Edwards), 13 (Patau)
Nếu chọn xét nghiệm NIPT thì không cần chọn các xét nghiệm Combined Test nữa
2 NIPT – Sàng lọc không xâm lấn – Lấy máu mẹ làm xét nghiệm
Thời điểm thực hiện: thai được từ 10 tuần trở lên Phát hiện các bất thường bộ nhiễm sắc thể thai nhi với tỷ lệ chính xác trên 99%
3 Siêu âm Để đánh giá sự phát triển của thai, hình thái các cơ quan thai nhi, bánh rau, nước ối, tử cung người mẹ
2. Khám thai Quý II (Tuổi thai từ 14 tuần đến hết 27 tuần)
1 Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi Đếm tế bào hồng cầu giúp bạn kiểm tra tình trạng thiếu máu và nguyên nhân thiếu máu, phát hiện sớm một số bệnh lý khác về máu
2 Tổng phân tích nước tiểu Phân tích một số thành phần có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, glucose, protein … để xác định một số tình trạng bệnh có liên quan
3 NIPT (Nếu 3 tháng đầu thai kỳ chưa được làm XN sàng lọc dị tật thai) Phát hiện các bất thường bộ nhiễm sắc thể thai nhi với tỷ lệ chính xác trên 99%
4 Siêu âm Phát hiện dị tật hình thái của thai: Não, tim, ổ bụng, các chi….
5 Nghiệm pháp dung nạp đường huyết (OGTT)
Thực hiện từ tuần 24 – 28 của thai kỳ hoặc sớm hơn nếu sản phụ có yếu tố nguy cơ cao với đái đường Chẩn đoán sớm đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ, từ đó điều chỉnh, điều trị để hạn chế nguy cơ với sản phụ và thai nhi
6 Sàng lọc Tiền sản giật – Sản giật Phát hiện sớm nguy cơ mắc tiền sản giật, sản giật
3. Khám thai Quý III (28 tuần – Khi sinh)
1 Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi Đếm tế bào hồng cầu giúp bạn kiểm tra tình trạng thiếu máu và nguyên nhân thiếu máu, phát hiện sớm một số bệnh lý khác về máu
2 Tổng phân tích nước tiểu Phân tích một số thành phần có trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, glucose, protein … để xác định một số tình trạng bệnh có liên quan
3 Siêu âm Phát hiện dị tật hình thái của thai: Não, tim, ổ bụng, các chi…
Đánh giá sự tăng trưởng của thai, các bất thường về bánh rau, dây rau, nước ối….
4 Tiêm phòng uốn ván
Mũi 1 cách mũi 2 một tháng và mũi 2 tiêm trước sinh 1 tháng. 02 mũi (nếu sinh lần 1 hoặc lần trước đã tiêm cách 5 năm). Để dự phòng uốn ván cho bé sau khi sinh.
Như vậy khám thai không chỉ đơn thuần là đi siêu âm thai, mà cần được khảo sát tổng thể nhằm phát hiện tối đa các bất thường của Sản phụ và thai nhi.
Chúc các Sản phụ có một thai kỳ khỏe mạnh.
PHÒNG_KHÁM_SẢN_PHỤ_KHOA_LƯƠNG_OANH
Thứ 7 & Chủ nhật: Buổi sáng: 8h - 11h30 - Buổi Chiều: 14h - 19h.
Bên cạnh đó, Chị e Lên hệ trực tiếp Bác sĩ tư vấn Hotline : 0989 859 147 - ĐẶT LỊCH : 0238 2212 888.