Mang thai sinh con vốn là việc chẳng dễ dàng gì, nhưng sinh con ra rồi,làm thế nào để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất lại càng khó khăn hơn. Sau sinh, việc chăm lo để ý tới con từng chút một là điều vô cùng quan trọng. tuy nhiên, đôi khi có những dấu hiệu bất thường ở trẻ, bố mẹ lại chủ quan bỏ qua dẫn đến những nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của bé. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau về những nguy hại cho trẻ sơ sinh, những dấu hiệu nguy hại của trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết nhé!

Dưới dây là những dấu hiệu và triệu chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ sau sinh:

  1. Màu da của bé có khác thường

Thông thường trẻ sơ sinh sau khi sinh xong vài ngày sẽ có làn da hồng hào hoặc có thể hơi đỏ. Đây là những dấu hiệu bình thường và cho thấy rằng bé yêu vẫn đang phát triển tốt.

Nhưng, nếu mẹ thấy trên da bé có những bất thường như: làn da bị tái đi, chuyển sang màu tím, hoặc vàng đậm..thì hãy mau chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra bởi đó có thể là những dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ co giật, bệnh tim…hay những mầm mống bệnh khác đang ẩn giấu bên trong cơ thể bé. Các mẹ sau sinh không được chủ quan và cho rằng điều đó là bình thường, việc chủ quan đó sẽ hiến các mẹ phải hối hận đó!

  1. Bé không bú sữa hoặc gặp những khó khăn trong việc bú sữa

Bé sơ sinh thường bú mẹ nhiều, bởi trong những năm tháng đầu đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp cung cấp năng lượng để bé lớn lên. Nếu bé không bú mẹ, quấy khóc, hơi thở yếu hoặc thở mạnh quá, mũi khò khè, nhìn bé mệt mỏi, thì mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời nhé!

Đọc thêm

  Bị mất sữa một bên khi đang cho con bú phải làm sao?

  Đừng đọc nếu mẹ không muốn cải thiện chất lượng sữa cho con

  1. Bé bị co giật

Đây là dấu hiệu nguy hiểm, nếu bé bị co giật, mẹ không nên chủ quan, bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé đó. Mẹ tránh nhầm lẫn giữa bé bị giật mình, nấc…với co giật.  giật mình khi ngủ, chân tay bé khẽ cử động rồi lại chìm sâu vào trong giấc ngủ, nhưng khi thấy chân tay con co giật mạnh, người tái đi, miệng thì chóp chép, mắt lờ đờ hoặc đỏ, chảy nước mắt, mắt chớp nhanh liên tục..thì mẹ nên khẩn trương đưa con đi viện, chớ nên suy nghĩ điều gì nữa.

  1. Nước chảy ra từ tai bé

Mẹ không nên vệ sinh tai bé quá nhiều, chỉ nên 2 lần mỗi tuần. khi thấy tai bé có những biểu hiện như: chảy dịch trắng, vàng ra ngoài, thì đây là những biểu hiện cho thấy bé có thể bị viêm tai, mẹ không nên chủ quan, bởi nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé, thậm trí là điếc.

  1. Rốn của bé có biểu hiện bất thường

Bình thường, bé sẽ rụng rốn trong vòng từ 6-10 ngày nếu như bé khỏe mạnh. Trong thời gian đó, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ rốn cho con, tránh rốn bị nhiễm trùng, tránh tiếp xúc với những thứ bẩn như: phân, nước tiểu…tránh tiếp xúc với: kem dưỡng, phấn rôm…bởi rốn con lúc này rất nhạy cảm. Nếu thấy rốn bé có những biểu hiện như: sưng đỏ lên, có mùi khác thường, khó chịu, bé khuấy khóc, có dịch từ rốn chảy ra…thì mẹ không nên tự ý bôi thuốc gì vào rốn của con, mà nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn các loại thuốc chỉ định dùng cho con

  1. Phân của bé có vấn đề

Sau sinh vài ngày, phân của bé thường dẻo, quánh, có màu hơi đen, sau đó sẽ lỏng hơn và chuyển sang màu vàng. Các bé bú mẹ thường đi ị từ 5-10 lần mỗi ngày, nếu bé đi ị nhiều hơn số lần trên, mùi phân nặng, bé bị tiêu chảy…là những dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang bị rối loạn, mẹ nên xem bản thân có ăn phải thức ăn ôi thiu hay không đảm bảo vệ sinh không? Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống rồi mà bé vẫn tiêu chảy, thì nên đưa bé đi khám, bởi các vấn đề về tiêu hóa gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé

  1. Bé bị sặc sữa

Việc mẹ cho bé bú không đúng tư thế, lượng sữa tiết ra quá nhiều và bé không bú kịp, sẽ dẫn đến bé bị sặc sữa. sữa trào ngược vào đường thở, khiến bé ho sặc sụa, co giật, tím tái, khóc hét…do liên quan trực tiếp đến đường thở, nên mẹ cần có cách sử trí kịp thời.

Cách 1: cho bé nằm sấp trên lòng bàn tay mẹ và vỗ mạnh, nhanh vào lưng bé để đẩy sữa ra khỏi đường hô hấp

Cách 2: nếu bé vẫn bị co giật, thì đặt bé xuống một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa, ấn mạnh 6 cái ở giữa xương ức. lặp lại nhiều lần cho đến khi bé có dấu hiệu hồi phục dần trở lại và dần hết tái da, thở đều trở lại

Cách 3: dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng của bé, để hút sữa đọng ở họng bé ra.Nếu bé có hiện tượng ngừng thở: nên kết hợp hà hơi thổi ngạt, ấn vào xương ức, lồng ngực bé…rồi đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh những điều tiêu cực nhất xảy ra

  1. Nhiễm trùng hô hấp

Bé bị nhiễm trùng hô hấp có các biểu hiện như: ho, sổ mũi, thở khò khè, thở nhanh, co giật, người tím… nguyên nhân có thể là do thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí, cũng có thể là bé bị lây từ những người xung quanh bé. Nhiễm trùng hô hấp nếu để lâu sẽ có những biến chứng nguy hiểm, vì vậy mẹ nên cho trẻ bú mẹ đều và đưa bé đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán nhé!

Như vậy, bài viết đã nêu cho các mẹ 8 chú ý về những nguy hại đối với trẻ sau sinh, mẹ không nên chủ quan, lơ là với những dấu hiệu trên nhé!